ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÔNG DỤNG PHÂN TRÙN QUẾ

 11:06 12/07/2021        Lượt xem: 1962

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÔNG DỤNG  PHÂN TRÙN QUẾ
Thành phần hóa học trong cơ thể bao gồm nước chiếm khoảng 80-85%, chất khô khoảng 15-20%. Hàm lượng các chất tính trên trọng lượng chất khô như sau :

+ Protein : 50-75%

+ Lipid : 7- 10%

+ Chất đường : 12-14%

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÔNG DỤNG

PHÂN TRÙN QUẾ

             Trùn quế hay giun quế, giun đỏ là một loài giun đất được sản xuất thương mại. Chính vì vậy nên đặc điểm hình thái của chúng có nét tương đồng giống với giun đất.

            Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn đất (giun đất).

            Đặc điểm sinh học

          Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng 10-15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0.1-0.2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín tùy theo tuổi, mày nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể có hình thon dài, nối với nhau bằng nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ (lông tơ). Trùn quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2 và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng.

            Trùn quế rất nhạy cảm, chúng có phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn quế từ 20-27 độ C, độ ẩm thích hợp là 60-70%. Trùn quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có pH ổn định (khoảng 7-7.5). Trùn có khả năng chịu được phổ pH khá rộng từ 4-9, nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.

          Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải dưới dạng Amoniac và Ure. Trùn quế cũng lấy thức ăn từ hầu đưa vào lỗ miệng. Thức ăn sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật sống cộng sinh có lợi thì hệ vi sinh vật này cũng theo phân ra khỏi cơ thể và vẫn còn hoạt động ở màng dinh dưỡng trong một thời gian dài.

          Ở Việt Nam, trùn quế được nuôi từ những năm 1990 và phát triển trên toàn quốc. Vòng đời và tiềm năng của trùn quế để phân hủy chất thải hữu cơ và biến nó thành chất cải tạo đất giàu dinh dưỡng trong các điều kiện thích hợp (Kale và cộng sự 1988; Reinecke và Hallatt 1989, Hallatt và cộng sự 1990; Reinecke và cộng sự 1992; Hallat và cộng sự 1992). 

         Phân trùn quế được coi là một quá trình công  nghệ sinh học biến các chất hữu cơ phức tạp giàu năng lượng thành sản phẩm mùn ổn định (phân trùn quế), có hàm lượng chất ô nhiễm thấp và chất dinh dưỡng cao hơn, không ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường (Suthar và Singh, 2008). Bên cạnh đó phân giun còn chứa 50-75% protein và 7-10% chất béo (Patra và Dash, 1973).

       Thành phần hóa học trong cơ thể bao gồm nước chiếm khoảng 80-85%, chất khô khoảng 15-20%. Hàm lượng các chất tính trên trọng lượng chất khô như sau :

+ Protein : 50-75%

+ Lipid : 7- 10%

+ Chất đường : 12-14%

       Do có hàm lượng protein cao nên phân trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản,…Ngoài ra, trùn quế còn được dùng trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc. Phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng « Sốc phân », yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.

       Sự phát triển của giun

      Trùn quế là động vật lưỡng tính, giun quế có đai sinh dục và lỗ sinh dịch nằm ở phía đầu cơ thể, có thể giao phối chéo cho nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng. Kén sau khi hình thành sẽ di chuyển về phía đầu và rơi ra đất để nở thành giun con.    

       Trùn quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Từ một cặp giun ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1000 – 1500 cá thể trong một năm.

       Trong các chất nền, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau thì tốc độ sinh trưởng và sinh sản của trùn quế hoàn toàn khác nhau.

      Trùn quế tăng sinh khối cao nhất khi cho ăn 100% phân bò tươi, từ khối lượng ban đầu 500 gam tăng lên 1213 gam sau 45 ngày ủ, tăng 713 gam so với các giá thể khác như phân bò trộn với phân heo (thí nghiệm T2) tăng 437 gam, phân bò trộn phân heo và rơm (thí nghiệm T3) 250 gam, phân heo trộn rơm (thí nghiệm T4) 200 gam (Bảng 1). Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn quế từ 20-27 độ C, độ ẩm thích hợp là 60-70%.

Bảng 1. Mức tăng sinh khối và tốc độ tăng trưởng của giun theo giá thể

Thông số

T1 (n = 4)

T2 (n = 4)

T3 (n = 4)

T4 (n = 4)

Trọng lượng ban đầu, gam

500

500

500

500

Trọng lượng thành phẩm (sau 45 ngày, gam)

1213

937

750

700

Khối lượng tịnh đã tăng, gam (Mean ± SEm)

713 ± 12,6 a

437 ± 37,5 ab

250 ± 61,2 b

200 ± 61,2 b

Tỉ lệ tăng trưởng, %

242,6

187.4

150

140

Giá trị trung bình theo sau bởi các chữ cái khác nhau là khác nhau (ANOVA, Duncan kiểm tra nhiều phạm vi; P <0,05)

(Nguồn: TT Nghiên cứu Liên ngành Phát triển Nông thôn, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội)

 

         Đặc tính và công dụng phân trùn quế:

1. Trong phân trùn quế còn chứa các nguyên tố vi lượng khác như đồng, sắt, mangan.

2. Thành phần hữu cơ trong phân lên đến 24,4%; acid humic 4,33% và acid fulvic 4,49%.

3.  Đây là một loại phân hữu cơ 100%, được tạo thành từ phân trùn nguyên chất, là loại phân thiên nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại phân.

4. Trong phân chứa các sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc. Đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose và các chất xúc tác sinh học. 

5. Chất dinh dưỡng trong phân có thể hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt, phân trùn có thể được cây trồng sử dụng ngay.

6. Phân có nồng độ pH=7

          Công dụng:

1. Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magie,…

2. Đồng thời, nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt,… Các chất này cây có thể hấp thụ được ngay, sẽ không có bất cứ rủi ro, hay tình trạng cháy cây xảy ra khi bón phân trùn quế.

3. Đẩy lùi những bệnh của cây trồng nhờ chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất.

4. Ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng vì phân có năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ.

5. Nồng độ pH của phân giúp cây sinh trưởng trong điều kiện pH đất vừa phải.

6. Kích thích sự phát triển của cây và của vi khuẩn trong đất nhờ vào acid humic và indol acetic acid có trong phân.

7. Làm giảm hàm lượng acid cacbon trong đất và gia tăng nồng độ nitơ trong trạng thái cây có thể hấp thụ được.

8. Tăng khả năng giữ nước của đất,  góp phần làm đất tơi xốp và giữ ẩm lâu.

 

Tài liệu tham khảo

TT Nghiên cứu Liên ngành Phát triển Nông thôn, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

C.A.Edwards, Dominguez, Neuhauser, Growth and reproduction of Perionyx excavatus (Perr.) as factors in organic waste management

 

 

Sao Vàng Mekong 12/7/2021

Tin liên quan
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây